fbpx

Nhìn lại những sự kiện thiên nga đen gây chấn động đến thị trường chứng khoán Mỹ!

Sự kiện thiên nga đen (Black Swan) đã không còn quá lạ lẫm với anh em trader chúng ta. Đây là một trong những sự kiện có tác động tàn phá rất lớn đến các vị thế giao dịch của các nhà giao dịch chứng khoán. Mặc dù có tác động rất mạnh đến thị trường tài chính nhưng những sự kiện này lại rất khó dự đoán.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự kiện thiên nga đen là gì? Chúng có ảnh hưởng gì đến thị trường chúng khoán chúng ta, và cách chúng ta bảo vệ danh mục đầu tư như thế nào nhé.

Sự kiện thiên nga đen là gì?

Sự kiện thiên nga đen là sự xuất hiện ngẫu nhiên gần như không thể dự đoán. Sự kiện này vượt ra hẳn các tình huống thông thường khác. Thuật ngữ này được phổ biến bởi tác giả, giáo sư tài chính Nassim Nicholas Taleb.

thiên-nga-đen-traderviet.
Ông đã viết hai cuốn sách giải thích về chủ đề này, mang tên The Black Swan và Fooled by Randomness. Ở 2 cuốn sách này ông giải thích tại sao những sự kiện này thực tế không thể lường trước được nhưng vẫn có những hậu quả thảm khốc. Bởi vì điều này, trader và nhà đầu tư luôn cần chuẩn bị cho sự kiện thiên nga đen bất kì khi nào.

Ví dụ về sự kiện thiên nga đen

Có một số ví dụ gần đây về sự kiện Thiên nga đen đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Gần đây nhất là Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ quyết định không can thiệp tỷ giá của Franc so với Euro vào tháng 1/2015.

Thị trường tài chính và chứng khoán đã hoàn toàn mất cảnh giác. Các ngân hàng lớn như Citigroup và Deutsche Bank đã phải chịu khoản lỗ khoảng 150 triệu đô la vì Franc Thụy Sỹ đã dao động rất mạnh lên tới 30% so với đồng Euro. Thị trường như trở nên hỗn loạn. Vàng đã tăng hơn 45 đô la trong một ngày. Sự kiện Thiên nga đen của SNB có hậu quả nghiêm trọng này chỉ là một ví dụ trong rất nhiều ví dự từ năm 2000.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers và thị trường nhà ở của Mỹ năm 2008 có lẽ là sự kiện Thiên nga đen nổi tiếng nhất trong hơn 20 năm qua. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được chứng minh là rất thảm khốc và có tác động đến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới trong nhiều năm. Kinh tế châu Âu đã phải vật lộn để có lại được sự ổn định và phát triển như trước năm 2008. Cũng năm đó, chúng ta đã chứng kiến trường hợp siêu lạm phát nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới ở Zimbabwe. Lạm phát ở mức tồi tệ nhất, lạm phát ở quốc gia nghèo khó này đã vượt quá 79.6 tỷ phần trăm. Tài chính của đất nước bị hủy hoại nghiêm trọng, mặc dù không ai có thể dự đoán được siêu lạm phát và sức tàn phá này sẽ xảy ra trước đó.


Một ví dụ quen thuộc nữa từ sự kiện thiên nga đen khá gần đây đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán đó là bong bóng thị trường chứng khoán dot-com năm 2001. Cho đến khi sự sụp đổ không thể đoán trước và kiểm soát được, người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề từ sự kiện này.

Cách bảo vệ tài khoản giao dịch của bạn trước sự kiện thiên nga đen

Nếu bạn đang giao dịch trong thị trường chứng khoán thì phải luôn có ý thức bảo vệ tiền của mình trước những sự kiện bất ngờ như thế này. Một phần là do kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một hình thức bảo hiểm mới đã xuất hiện để bảo vệ các nhà giao dịch và nhà đầu tư chứng khoán khỏi những sự kiện như thế này đó là các quỹ bảo hiểm rủi ro cho nhà đầu tư khi thị trường bất ổn.

Ngoài ra bạn cũng có thể bảo vệ tài khoản của mình bằng cách sử dụng mua quyền chọn bán để bảo vệ tài khoản của mình. Khi giá cổ phiếu giảm, thì quyền chọn của bạn sẽ tăng giá trị để bù đắp tổn thất của mình.

thiên-nga-đen-traderviet-2.
Một cách cuối cùng để bảo vệ tiền của bạn đó là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều này chỉ áp dụng cho đầu tư chứ không phải giao dịch. Nếu bạn phân bổ tiền của mình vào một số lĩnh vực khác nhau, thì bạn không phải quá hoang mang khi có một ngành sụp đổ trong thị trường.

THEO TRADERVIET

Bài viết liên quan