fbpx

Giá dầu giảm, WTI thủng mốc 100 USD/thùng

Gallen Capital – Giá dầu WTI giảm xuống dưới 100 USD/thùng trong ngày giao dịch 11/5, thấp nhất 2 tuần qua, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu dầu mỏ không mấy quả quan trước tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Trong khi đó, đồng USD tăng giá cũng khiến cho dầu mỏ trở nên đắt đỏ hơn đối với những quốc gia sử dụng các đồng tiền khác.

Giá dầu WTI giảm 3,33 USD, tương đương 3,2% xuống 99,76 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 3,48 USD, tương đương 3,28%, còn 102,46 USD/thùng. Cả hai chỉ số giá dầu này có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

Trong đầu phiên giao dịch, phát biểu từ các bộ trưởng năng lượng Arab Saudi và UAE đã đẩy giá dầu Brent và WTI tăng hơn 1 USD/thùng.

“Đây là một giai đoạn đầy biến động, khoảng chênh lệch giá trong ngày là tương đối lớn”, theo John Kilduff, tới từ Again Capital LLC.

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn chia rẽ trước kế hoạch cấm vận dầu nhập khẩu từ Nga. Vì thế, Ủy ban châu Âu (EC) chưa thể thực hiện kế hoạch đã vạch ra của mình. Sự đồng thuận giữa các thành viên là điều kiện cần để lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga chính thức có hiệu lực. Một bộ trưởng trong nội các Pháp cho biết các thành viên EU sẽ đạt được một thỏa thuận ngay trong tuần này. Hungary là quốc gia phản đối kịch liệt việc cấm vận nhập khẩu dầu Nga.

Thủ tướng Kishida Fumio mới đây cũng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ cấm nhập khẩu dầu từ nga “trên nguyên tắc”.

“Các lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc, bên cạnh đó là làn sóng tăng lãi suất toàn cầu đang tạo ra áp lực vô cùng lớn tới thị trường chứng khoán, đẩy giá đồng USD lên cao và hình thành nên tâm lý lo lắng nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái, theo Tamas Varga tới từ PVM Oil Associates.

Loretta Mester, chủ tịch Fed Cleveland, nhận định Fed khả năng cao sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% sau một vài kỳ họp thời gian tới. Trong khi đó, Joachim Nagel, chủ tịch Bundesbank, cho rằng Ngân hàng trung ương châu  u cần sớm tăng lãi suất trong tháng 7.

Đồng bạc xanh liên tục tăng giá, hiện giao động quanh ngưỡng cao nhất hai thập kỷ.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo sản lượng dầu mỏ của quốc gia này trong năm 2022 và 2023. EIA ước tính sản lượng khai thác dầu thô trong năm 2022 của Mỹ đạt 11,9 triệu thùng/ngày, giảm 100.000 thùng so với nhận định trước đó.

Dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu của các doanh nghiệp lọc hóa dầu châu  u đạt 1 triệu thùng trong tháng 4, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước đó, theo dữ liệu từ Eurostock.

crcyjgyhknpy3khv4o2j32iscq-3684-16522296

Một mỏ khai thác dầu tại Midland, Texas, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Kim loại quý

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch 10/5 khi đồng USD tiếp tục gia tăng giá. Mối quan tâm của nhà đầu tư đang đổ dồn vào dữ liệu lạm phát tháng 4 nhằm dự báo chiến lược chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed.

Giá vàng giao ngay giảm 0,5% còn 1.844,95 USD/ounce tại thời điểm 13h52 giờ ET. Trước đó, vàng có thời điểm tăng 0,6%. Giá vàng tương lai tại Mỹ giảm 1% xuống 1.841 USD/ounce.

Chỉ số Dollar Index tăng 0,2%, dao động quanh ngưỡng cao nhất 20 năm. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 3% từ ngưỡng cao nhất 4 năm.

“Ban đầu, xuất hiện một số dấu hiệu tích cực đối với giá vàng, nhưng nhà đầu tư vẫn tương đối lo lắng trước thời điểm dữ liệu lạm phát được công bố, điều có yếu tố quyết định tới chiến lược chính sách của Fed trong thời gian tới”, theo Edward Moya, chuyên gia phân tích cấp cao tại OANDA.

“Đà tăng giá của đồng bạc xanh tác động tiêu cực tới giá vàng. Cho dù làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu có chững lại, nhà đầu tư cũng không ngay lập tức chuyển hướng sang vàng”, ông bổ sung.

Vàng được coi là một loại hình tài sản an toàn trước lạm phát và biến động nền kinh tế. Chi phí cơ hội nắm giữ vàng, một loại hình tài sản không lợi suất, tăng tỷ lệ thuận với lãi suất.

Giá bạc giao ngày giảm 1,2% xuống 21,53 USD/ounce. Giá palladium giảm 1% còn 2.077,19 USD/ounce. Giá platinum tăng 1,5% lên 970,02 USD/ounce.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan