fbpx

Thủ tục thành lập Doanh nghiệp vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Thủ tục thành lập Doanh nghiệp vốn Trung Quốc tại Việt Nam

Trung Quốc là nền kinh tế hàng đầu thế giới, có mối quan hệ đối tác thương mại chặt chẽ với Việt Nam. Chỉ tính trong 7 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp từ Trung Quốc được cấp phép đầu tư dự án mới tại Việt Nam đạt giá trị 651,4 triệu USD, chiếm 11,4% tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng đã khẳng định vị thế là môi trường đầu tư hấp dẫn, cơ sở sản xuất nhiều tiềm năng và là đối tác chiến lược về chính trị, ngoại giao, kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc.

Vị trí địa lý tiếp giáp thuận lợi cùng với các hiệp định tự do thương mại đã ký kết và có hiệu lực đã khiến thị trường Việt Nam trở thành ‘miếng bánh ngon’ cho các doanh nghiệp Trung Quốc, thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp, hạ tầng, sản xuất chế tạo… Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra nhiều chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng có thể thuận lợi đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Theo chuyên gia từ Finden China, có hai cách thức được nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng nhiều nhất khi đầu tư vào Việt Nam là thành lập công ty có vốn Trung Quốc tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam.

Việc thành lập một Doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam không khó, nhưng Doanh nghiệp cũng cần có hiểu biết về luật pháp sở tại và quy trình thành lập Doanh nghiệp một cách rõ ràng và đầy đủ. Chuyên gia từ Finden China cho biết, để thành lập một Doanh nghiệp có vốn Trung Quốc tại Việt Nam, các nhà đầu tư cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Không đầu tư kinh doanh các lĩnh vực trong danh mục cấm của pháp luật Việt Nam, không đầu tư vào các dự án gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên, môi trường tự nhiên tại Việt Nam cũng như gây hại cho sức khỏe người dân Việt Nam.
  • Không đầu tư, thực hiện các dự án tác động xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Không đầu tư, kinh doanh các dự án vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa, gây tổn hại di tích lịch sử, đạo đức của người Việt Nam.

Đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, pháp luật Việt Nam có những quy định riêng đối với Doanh nghiệp, dù là Doanh nghiệp Việt Nam hay Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. 

  • Đối với thương mại: Nhà đầu tư cần có địa điểm cụ thể để thực hiện dự án, các giấy tờ đảm bảo về năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh; danh mục hàng hóa sản xuất – nhập khẩu không bị cấm tại Việt Nam; chứng chỉ hành nghề cần thiết khi thực hiện dự án
  • Đối với dịch vụ: Nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư, thực hiện các dự án dịch vụ được cho phép tại Việt Nam; tuân thủ các quy định và điều kiện cụ thể của từng ngành dịch vụ; có địa điểm hoạt động kinh doanh cụ thể; phải chứng minh được năng lực tài chính và kinh nghiệm bằng giấy tờ, văn bản khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam.
  • Đối với sản xuất: Nhà đầu tư cần trình chính quyền sở tại kế hoạch phát triển dự án sản xuất để đánh giá một cách toàn mức độ phù hợp của dự án đối với địa phương; chứng minh được năng lực tài chính cũng như khả năng đảm bảo thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự, tài nguyên môi trường tại Việt Nam

Sau khi đã chuẩn bị và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập Doanh nghiệp tại Việt Nam, chủ đầu tư Trung Quốc có thể tiến hành làm hồ sơ cấp phép đầu tư và xin giấy phép kinh doanh. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam gồm có:

  • Giấy đề nghị đầu tư được cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc bởi các cơ quan có thẩm quyền
  • Các loại giấy tờ chứng minh tư cách công dân Trung Quốc hợp pháp, hay giấy tờ xác minh là tổ chức hợp pháp đang hoạt động tại Trung Quốc
  • Bản đề xuất đầy đủ về dự án muốn đầu tư tại Việt Nam
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như báo cáo tài chính, xác minh từ phía ngân hàng về tài khoản ngân hàng cá nhân

Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp vốn Trung Quốc tại Việt Nam

  • Giấy đề nghị được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh.
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp lệ
  • Các loại giấy tờ chứng minh tư cách công dân Trung Quốc hợp pháp, hay giấy tờ xác minh là tổ chức hợp pháp đang hoạt động tại Trung Quốc
  • Danh sách cổ đông, thành viên của doanh nghiệp

Trên đây là một số yêu cầu và giấy tờ cơ bản khi nhà đầu tư Trung Quốc muốn đăng ký thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về luật pháp sở tại cũng như cập nhật thông tin chính sách mới nhất, nhà đầu tư nên chọn một chuyên gia tại Việt Nam để tư vấn và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện hồ sơ. Đây là bước thiết yếu giúp cho quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất, kinh doanh trở nên dễ dàng và tránh được nhiều rủi ro.

Finden China là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, hợp tác Việt Nam –  Trung Quốc, liên hệ ngay với Finden China tại đây để được tư vấn chi tiết, tận tình nhất.

Mai Phương.

Bài viết liên quan