fbpx

Dầu rút khỏi đáy trong phiên khi OPEC+ có thể giảm sản lượng

Giá dầu rút khỏi mức đáy trong phiên và gần như đi ngang trong phiên biến động ngày thứ Hai (22/8), sau khi Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út cho biết OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng để đối đầu với những thách thức của thị trường.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 44 xu (tương đương 0.5%) xuống 96.28 USD/thùng. Hợp đồng này đã giảm tới 4.5% vào đầu phiên, làm đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp.

Hợp đồng dầu WTI mất 27 xu (tương đương 0.3%) còn 90.50 USD/thùng.

Bộ trường Năng lượng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cho biết OPEC+ có cam kết, sự linh hoạt, và phương tiện để đối phó với những thách thức và đưa ra dự báo bao gồm cắt giảm sản lượng bất cứ lúc nào và dưới nhiều hình thức khác nhau, hãng thông tấn nhà nước SPA đưa tin.

Vào đầu phiên, lo ngại rằng Mỹ nâng lãi suất quyết liệt có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu nhiên liệu đã khiến giá dầu giảm mạnh.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9/2022 trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát đã đạt đỉnh và lo ngại suy thoái ngày càng tăng, theo các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Nhà đầu tư sẽ chú ý đến những nhận định của Chủ tịch Fed Jerome Powell, khi ông phát biểu tại Hội nghị ngân hàng trung ương toàn cầu thường niên ở Jackson Hole, Wyoming, vào ngày 26/8.

Cũng góp phần gây áp lực lên giá dầu là những lo ngại về sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, một phần do cuộc khủng hoảng năng lượng ở phía Tây Nam.

Bắc Kinh đã hạ lãi suất cho vay vào ngày thứ Hai, như một phần của các biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế đang khó khăn bởi cuộc khủng hoảng bất động sản và sự tái bùng phát số ca nhiễm Covid-19.

Chỉ số đồng USD tăng lên đỉnh 5 tuần vào ngày thứ Hai. Đồng USD mạnh hơn thường gây ảnh hưởng tiêu cực vì làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nước ngoái nắm giữ những đồng tiền khác trên thị trường dầu được neo giá bằng đồng USD.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận về nỗ lực khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015, Nhà Trắng cho biết vào ngày 21/8, theo đó có thể cho phép dầu Iran quay trở lại thị trường toàn cầu.

Ole Hansen, Giám đốc chiến lược hàng hoá tại Saxo Bank, nhận định giá khí đốt tăng cao do nguồn cung từ Nga giảm đang củng cố nhu cầu dầu.

Nguồn cung trên thế giới vẫn khá khan hiếm, với việc nhà cung cấp đường ống cung cấp khoảng 1% lượng dầu toàn cầu qua Nga cho biết họ sẽ giảm sản lượng một lần nữa cho thiệt bị bị hư hỏng.

2 nguồn tin cho biết OPEC+ đã sản xuất 2.892 triệu thùng/ngày, dưới mức mục tiêu tháng 7 của nhóm, khi các lệnh trừng phát một số thành viên như Nga và đầu tư thấp của các nước khác đã cản trở khả năng tăng sản lượng của nhóm này.

Bài viết liên quan