fbpx

Google, Microsoft, Apple lo sợ bị tụt hậu, tìm hướng đi mới ở … màu sắc sản phẩm

Khi Google công bố dòng điện thoại thông minh Pixel 7 vào đầu tháng này, sản phẩm mới dường như không có gì thay đổi so với các năm trước. Nhưng ít nhất cũng có một sự cải tiến tinh tế: màu sắc…

Một nhân viên hỗ trợ khách hàng tại cửa hàng Apple The Grove, Los Angeles.
Một nhân viên hỗ trợ khách hàng tại cửa hàng Apple The Grove, Los Angeles.

Trong khi Pixel 6 có bọt biển sorta (màu xanh nhạt) và san hô kinda (màu hồng nhạt), Pixel 7 giờ đây có màu sả (xanh lá cây) và tuyết (trắng nhạt). Google cũng đã hoán đổi màu đen bão tố trên Pixel 6 sang obsidian (màu đen huyền) trên Pixel 7.

Theo CNN Business, Google không phải ông lớn duy nhất nhấn mạnh vào bảng màu mới cho các thiết bị. Nhiều công ty công nghệ đã giới thiệu điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay mới nhất tại các sự kiện báo chí nổi tiếng trong hai tháng qua, hầu hết sản phẩm chỉ có những thay đổi vô cùng hạn chế về chất lượng nhưng tự hào có các tùy chọn màu sắc được đặt tên công phu.

Tương tự, Microsoft đã ra mắt dòng sản phẩm mới Surface Pro 9 với nhiều “sắc thái” như sapphire (xanh dương) và rừng (xanh lá cây), và Surface Laptop 5 có các màu kim loại (bạc), cây cỏ (xanh lá cây) và đá sa thạch (nâu). Dòng sản phẩm iPhone 14 mới của Apple có màu Starlight (màu rượu champagne) và chạng vạng (đen bóng), công ty trước đó còn tiết lộ thêm hai tông khác biệt của màu xanh lá cây (“xanh lá cây” và “xanh núi cao”) và tím (“tím” và “tím đậm”).

Đặc biệt, màu tím có vẻ như đang là “hot trend” trong giới thiết bị công nghệ. Đầu mùa hè, Samsung đã tiết lộ màu “bora tím” cho điện thoại thông minh Galaxy S22 – từ “bora” trong tiếng Hàn có nghĩa là “màu tím”, kết hợp và dịch ra mang nghĩa màu “tim tím”.

Vào thời điểm mà các cải tiến cho điện thoại thông minh và thiết bị điện tử khác đang ở dưới mức kỳ vọng của những techfan, việc thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng bằng một “lớp sơn” mới có thể dễ dàng hơn nhiều so với việc khiến mọi người hào hứng với bộ vi xử lý bên trong được cải tiến vượt bậc.

“Chất lượng của tất cả các điện thoại trên thị trường hiện nay đều rất cao, người tiêu dùng thậm chí khó nhận thấy thế nào là ‘tốt hơn nữa’”, bà Kelly Goldsmith, giáo sư chuyên ngành Marketing tại Đại học Vanderbilt, cho biết. “Do đó, các thương hiệu công nghệ cần áp dụng chiến lược mới. Giới thiệu các màu sắc mới lạ chỉ là một cách trong số đó”.

Đối với người tiêu dùng, màu sắc có thể mang lại nhiều giá trị ý nghĩa. “Các thiết bị quanh ta – cho dù là điện thoại thông minh, đồng hồ đeo tay, PC hay máy tính bảng – đều là một phần mở rộng tính cách của người dùng, thậm chí là phần hình mẫu mà họ khao khát trở thành”, chuyên gia Ramon Llamas, nhà phân tích tại IDC Research, cho biết. “Giới thiệu một màu sắc khác biệt là một cách để các thiết bị và chủ sở hữu của chúng trả lời câu hỏi ‘tôi là ai’”.

Nhưng cũng giống như các dòng xe ô tô, một số tông màu cơ bản như đen, trắng, xám và bạc thường có xu hướng gây được tiếng vang lớn nhất với người mua hàng, theo bà Peggy Van Allen, một nhà nhân chủng học màu sắc đến từ Color Marketing Group. Tuy nhiên, bà nhận định rằng xu hướng mua hàng đang dần thay đổi sang những mảng màu sắc có tông mạnh mẽ hơn.

Pixel 7 với nhiều màu sắc đa dạng.
Pixel 7 với nhiều màu sắc đa dạng.

Apple đã đưa “Bondi Blue” vào dòng Mac của mình từ cuối những năm 1990. Gần đây hơn, gã khổng lồ đã tạo ra một cú hích với sự ra đời của iPhone vàng hồng vào năm 2015.

Bà Van Allen chia sẻ: “Những tông màu kim loại ấm áp đã biến mất và nhường chỗ cho vàng hồng của Apple”. “Đỉnh điểm là những influencer đều ‘ngấu nghiến’ màu đó, và tiếp sau là sự nổi tiếng của Millennial Pink (hồng trung tính)”.

Cả hai màu hồng đều tồn tại lâu hơn hầu hết các dự đoán từ chuyên gia, bà nhận định thêm. “Thời điểm đó, tông màu này thể hiện mong muốn cá nhân hóa và trao quyền cho phụ nữ”.

Từ năm ngoái, tên của các màu sắc cho thiết bị đã trở nên ngày càng huyền bí. Đây cũng có thể là “một trò chơi chiến lược” giữa những doanh nghiệp tại Thung lũng Silicon, theo bà Barbara Kahn, giáo sư chuyên ngành Marketing tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania.

“Những tên màu sắc mang tính mô tả nhưng bí ẩn có thể gây ra phản ứng tích cực vì người tiêu dùng thích ‘giải câu đố'”, giáo sư Kahn phân tích. “Những cái tên màu sắc mơ hồ cũng thu hút sự chú ý và khách hàng phải tập trung tìm ra ý nghĩa của chúng”.

Nhưng cuối cùng, đối với tất cả các màu sắc đa dạng ngoài kia, điều quan trọng cần nhớ là khách hàng hầu hết đều sử dụng ốp lưng cho chiếc điện thoại của mìnhvề cơ bản là sẽ che đi màu sắc đã từng thu hút họ mua thiết bị đó.

https://vneconomy.vn/techconnect/google-microsoft-apple-lo-so-bi-tut-hau-tim-huong-di-moi-o-mau-sac-san-pham.htm

Bài viết liên quan