fbpx

Bitcoin gần chạm 70.000 USD do lạm phát bùng nổ

Kỷ lục giá mới của Bitcoin vừa được xác lập khi lần đầu tiên Bitcoin lần đầu tiên gần chạm 69.000 USD do khi các dữ liệu lạm phát củng cố lập luận rằng tiền điện tử là rào cản hữu hiệu chống lại áp lực lạm phát – đang không ngừng tăng nhanh.

Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường – đã tăng vọt lên 68.991 USD vào thứ Tư (10/11) trên thị trường New York, mức cao chưa từng có trong lịch sử. Các loại tiền điện tử khác ở cùng thời điểm đó cũng đồng loạt tăng, đẩy Chỉ số tiền điện tử Bloomberg Galaxy Crypto Index – theo dõi các loại tiền điện tử chính – kết thúc ngày 10/11 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5.

Matt Maley, giám đốc chiến lược thị trường của Miller Tabak + Co., cho biết nhiều nhà đầu tư đang coi Bitcoin như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, dù ông không tin rằng tài sản kỹ thuật số này sẽ luôn hoạt động tốt như lúc này.

Việc tiền điện tử không ngừng tăng giá trong thời gian gần đây có thể được giải thích bởi lập luận cơ bản rằng Bitcoin có thể hoạt động như một “giải pháp” phòng ngừa lạm phát.

Những người ủng hộ tiền điện tử lập luận rằng, không giống như USD hay bất kỳ loại tiền tệ truyền thống nào khác, tiền kỹ thuật số được thiết kế để có nguồn cung hạn chế, vì vậy tài sản này không thể bị phá giá bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương – có khả năng phân phối quá nhiều tiền.

Sui Chung, giám đốc điều hành của CF Benchmarks, một công ty quản lý tiền điện tử cho biết: “Bitcoin tiếp tục tận hưởng ‘cơn thủy triều’ tăng giá bắt đầu từ tháng 8 và tăng tốc trong suốt tháng 9 và tháng 10. Đợt tăng giá mới đây nhất của Bitcoin bắt đầu khi thị trường dự đoán về sự ra mắt của quỹ ETF Bitcoin kỳ hạn tương lai, vào tháng 10”. Nhưng ông Chung cho biết Bitcoin bây giờ “dường như đang được thúc đẩy bởi lạm phát kéo dài mà chúng ta đang chứng kiến ​​ở tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới”.

Giá của tất cả mọi thứ, từ thực phẩm đến khí đốt, nhà ở… đều tăng mạnh, thậm chí mấy tháng qua tăng mạnh mẽ hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà kinh tế. Giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990 (so theo năm) do sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhưng cũng làm xói mòn nhu cầu chi tiêu, kể cả khi cả khi tiền lương tăng.

Lạm phát tại 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 10 vừa qua đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020 – mức cao kỷ lục trong 13 năm qua theo số liệu từ Basel Markets. Nguyên nhân là do giá năng lượng tăng 23,5% khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhảy vọt.

Tại Trung Quốc, chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng 13,5% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 10,7% ghi nhận trong tháng 9. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu công bố PPI vào giữa thập niên 1990. Cùng với đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc cũng tăng tốc. CPI tháng 10 tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp đôi mức tăng của tháng trước và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2020.

Bitcoin gần chạm 70.000 USD do lạm phát bùng nổ - Ảnh 1.
Tweet của ông Gregory Daco, chuyên gia kinh tế của Oxford Economics USA viết trong ngày 10/11

Những nhà đầu tư lớn ở Phố Wall đều cho biết họ đã mua đồng Bitcoin – hoặc đã bắt đầu quan tâm tới đồng tiền này, với quan điểm để phòng ngừa rủi ro về lạm phát. Trong trường hợp này, họ có thêm lý do để lựa chọn Bitcoin khi vàng – thường được coi là hàng rào lạm phát, đã hoạt động kém hiệu quả trong những tháng gần đây trong khi bitcoin không chỉ tăng giá mà còn tăng mạnh.

Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng Bitcoin chưa có lịch sử đủ lâu để xác định rằng trên thực tế Bitcoin có hoạt động như một biện pháp phòng ngừa lạm phát hay không.

Ông Cam Harvey thuộc Đại học Duke trước đây đã đưa ra lập luận đó, nói rằng về mặt lý thuyết, nếu các nhà đầu tư coi Bitcoin tương tự như vàng, thì bitcoin có thể giữ vững giá trị trong một thời gian rất dài – có thể từ một thế kỷ trở lên. Trong nghiên cứu của mình về vàng, ông phát hiện ra rằng vàng đã giữ giá trị của của mình một cách rất tốt trong hàng thiên niên kỷ”. Nhưng cũng không có gì là vĩnh cửu.

Matt Maley, giám đốc chiến lược thị trường của Miller Tabak + Co., cũng nói rằng nhiều nhà đầu tư đang xem Bitcoin như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng ông không tin rằng tài sản này sẽ hoạt động tốt.

Ông nói: “Tôi không nói là không – tôi chỉ nghĩ rằng vàng đã hoạt động như một biện pháp bảo vệ lạm phát trong nhiều thế kỷ, vì vậy mọi người nên sử dụng vàng kết hợp với bitcoin như một biện pháp phòng ngừa rủi ro”.

Giá vàng giao ngay đã giảm 1,8% trong năm nay, trong khi bitcoin đã tăng hơn 130% trong khoảng thời gian đó, theo dữ liệu của Bloomberg.

JJ Kinahan, giám đốc chiến lược thị trường thuộc TD Ameritrade, cho biết: “Mọi người đang tìm kiếm nơi để đầu tư tiền của mình vào. Tuy nhiên, ông nói thêm: “thật khó để nói liệu đó có phải là hàng rào lạm phát hay không bởi vì chúng tôi chưa từng trải qua lạm phát cùng với tiền điện tử. Đó là một trong những điều mà ai cũng nghĩ sẽ xảy ra, nhưng thời gian sẽ trả lời ” .

Sau khi đạt mức cao kỷ lục gần 69.000 USD, Bitcoin đã quay đầu giảm, hiện ở mức khoảng 65.000 USD. Ether cũng giảm từ mức cao kỷ lục mới, gần 4.900 USD xuống khoảng 4.500 USD. Các nhà đầu tư tiền điện tử đang chờ đợi những mốc kỷ lục mới của các những đồng tiền này, khi vấn đề lạm phát đã thực sự trở nên ‘nhức nhối’ trên toàn cầu.

Bitcoin gần chạm 70.000 USD do lạm phát bùng nổ - Ảnh 2.
Diễn biến giá Bitcoin trong 24 giờ qua

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan