fbpx

Chỉ số DMSI tuần 26/04 – 30/04: Retail Trader muốn nghỉ lễ sớm?

Cập nhật kết quả tuần trước: 

  • Kỳ vọng DMSI dành cho vàng tăng nhẹ, vàng tăng 0.07% mặc dù trải quả một tuần giao dịch biến động hai chiều mạnh. 
  • Kỳ vọng DMSI dành cho EUR/USD giảm nhẹ, tỷ giá đánh dấu tuần lễ thứ ba liên tiếp tăng ấn tượng, xóa sạch cú giảm mạnh của tháng trước đó. 

Trong tuần giao dịch mới, kỳ vọng DMSI dành cho giá vàng giảm nhẹ về mức 50.5 – ngưỡng thể hiện rõ tâm lý trung lập về diễn biến giá vàng trong tuần giao dịch cuối tháng Tư. Điều này có thể đến từ việc đồng bạc xanh tiếp tục ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp (mất giá gần 2.50% trong vòng 3 tuần). Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự có lý do rõ ràng đằng sau việc Dollar Mỹ đột ngột giảm mạnh như vậy. Bởi, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tuần vừa qua biến động trong biên độ ổn định 1.63% – 1.53%. Chỉ có duy nhất NHTW Canada BoC phát đi thông điệp có thể tăng lãi suất sớm hơn dự định thông qua hành động cắt giảm gói nới lỏng định lượng hàng tháng. Trong khi đó, nhu cầu mua kim loại quý từ hai quốc gia nhập khẩu vàng nhiều nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ bất ngờ tăng mạnh trong tuần trước sau khi Trung Quốc đã nới lỏng các quỹ định mua vàng dành cho các ngân hàng của họ. Diễn biến giá vàng tuần mới có thể khó lường với việc đại dịch COVID-19 quay trở lại mạnh mẽ tại chính Ấn Độ khi nước này đã phải ghi nhận số ca nhiễm vượt ngưỡng 350,000 ca một ngày và cứ 32 giây sẽ có một người Ấn Độ tử vong do biến thể mới của chủng nCoV và yếu tố dòng tiền cuối tháng. 

Đối với tỷ giá EUR/USD, kỳ vọng DMSI tuần này chỉ tăng nhẹ lên mức 43.9, tăng khoảng 1.7 điểm so với tuần trước. Số liệu này đồng nghĩa với việc câu hỏi ‘Long hay Short EUR/USD?’ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng trong tuần giao dịch mới. Vị thế Short Euro từ tháng Ba chắc chắn đã bị tổn thương mạnh mẽ, trong khi vị thế Long Euro có xu hướng chốt lời hoặc điều chỉnh xuống khối lượng nắm giữ nhỏ hơn khi tỷ giá tiến tới vùng kháng cự mạnh tại 1.2100. Tuần vừa qua chắc chắn cuộc họp của ECB là động lực giúp tỷ giá tăng mạnh mẽ như vậy. Các quan chức ECB vẫn cam kết duy trì chính sách nới lỏng, tạo điều kiện để khu vực kinh tế châu Âu phục hồi mạnh mẽ. Các số liệu kinh tế, sản xuất và lạm phát của các quốc gia dẫn đầu khu vực như Đức và Pháp là động lực quan trọng nâng đỡ tỷ giá. Trước mắt, vùng kháng cự quanh 1.2100 có thể là một bài ‘kiểm tra sức khỏe’ tốt nhất cho xu hướng tăng dài hạn của đồng tiền này. 

 

Dubaotiente

Bài viết liên quan