fbpx

Dầu sẽ vượt 120 USD/thùng, kinh tế toàn cầu thay đổi hoàn toàn nếu Nga tấn công Ukraine

Tồn kho tại Mỹ giảm vượt dự báo, giá dầu tăng

Chiến lược gia kỳ cựu David Roche đã dự đoán rằng dầu sẽ “chắc chắn” đạt 120 USD/thùng và nền kinh tế toàn cầu sẽ “thay đổi hoàn toàn” nếu Nga tấn công Ukraine.

Moscow luôn phủ nhận kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine nhưng hiện tại, phương Tây cáo buộc 130.000 binh sĩ, xe tăng, tên lửa và thậm chí cả nguồn cung máu đều đã được Nga đưa tới biên giới với Ukraine. Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine không được phép gia nhập NATO.

Trong cuộc trao đổi với CNBC, chiến lược gia Roche gọi sự không chắc chắn về các bước đi tiếp theo của Nga chính là “bóng ma”, một thứ có khả năng phá vỡ một cách có hệ thống thị trường toàn cầu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.

“Nếu Nga tấn công Ukraine, phương Tây chắc chắn sẽ trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngoại hối hoặc ngăn chạn Moscow xuất khẩu hàng hóa, trong đó chủ lục là dầu khí và than đá. Tôi nghĩ nếu bối cảnh đó xảy ra, bạn sẽ thấy giá dầu vọt lên mức 120 USD/thùng”, ông Roche nói.

Ở thời điểm hiện tại, dầu Brent giao tháng 4 đang được giao dịch ở mức 90,5 USD/thùng. Tuy nhiên, xu thế tăng của giá dầu diễn ra nhiều tuần qua và đã không còn giá dưới 80 USD/thùng kể từ đầu năm 2022.

Bên cạnh giá dầu, ông Roche cũng dự đoán rằng một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể gây ra những hậu quả kinh tế sâu rộng. Nhiều chuyên gia tin rằng xung đột Nga – Ukraine sẽ không thể gây ra một cuộc chiến giữa Nga với NATO nhưng nó cũng sẽ kéo theo các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn với Nga. Điều này chắc chắn tác động tới thị trường chứng khoán châu Âu đồng thời khiến triển vọng kinh tế toàn cầu “thay đổi hoàn toàn”.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết họ đang nghĩ ra tất cả các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để bảo vệ Ukraine. Các bộ trưởng Anh và Đức cũng cảnh báo những hậu quả kinh tế với Moscow nếu như Nga thực sự sử dụng các biện pháp quân sự với Ukraine.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Nga có thể sẵn sàng chịu “thiệt hại thực sự về kinh tế” và tiến hành một cuộc chiến toàn lực để đạt được các mục tiêu của họ ở Ukraine.

 Về phần mình, Moscow khó có khả năng nhượng bộ để Ukraine tham gia NATO. Việc Mỹ và phương Tây đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ngay sát sườn Nga sẽ đe dọa những lợi ích chiến lược của Moscow, thậm chí biến những vũ khí răn đe chiến lược dưới tầm bắn hạ. Cần nhắc lại rằng dù kinh tế không nằm trong top đầu nhưng tiềm lực quân sự của Nga vẫn thuộc hàng “khủng” nhất thế giới.

Việc ngăn Ukraine gia nhập NATO cũng là điều kiện tiên quyết mà Moscow đưa ra. Nếu NATO kết nạp Kiev, bán đảo Crimean có thể trở thành lý do cho một cuộc chiến toàn diện. Sau cuộc đảo chính ở Ukraine, một cuộc trưng cầu dân ý đã đưa bán đảo này về với Nga. Tuy nhiên, Ukraine không công nhận và NATO ủng hộ Kiev.

Những tranh chấp liên quan tới bán đảo Crimean có thể kích hoạt chương V, Hiến chương NATO và dẫn tới một cuộc chiến tranh với Nga. Với lượng đầu đạn hạt nhân khủng cùng hàng loạt các vũ khí răn đen chiến lược, chiến tranh với Nga là điều không ai có có thể lường trước hết hậu quả.

Hiện tại, tất cả các bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạ nhiệt căng thẳng xung quanh vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, để có một giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận được rõ ràng không phải điều dễ dàng.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan