fbpx

Dầu WTI sụt gần 5%

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Hai (01/8) do dữ liệu sản xuất yếu kém từ Trung Quốc và châu Âu đã gây áp lực lên triển vọng nhu cầu, trong khi nhà đầu tư chuẩn bị đón nhận cuộc họp trong tuần này từ OPEC và các nhà sản xuất dầu thô hàng đầu khác về nguồn cung.

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent lùi 3.94 USD (tương đương 3.79%) xuống 100.03 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 4.73 USD (tương đương 4.8%) còn 93.89 USD/thùng.

Chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters cho biết việc giá dầu Brent rớt mốc hỗ trợ 102.68 USD/thùng có thể khiến giá giảm xuống khoảng 99.52 – 101.26 USD/thùng.

Một cuộc thăm dò cho thấy vào ngày thứ Hai rằng các nhà máy trên khắp châu Á và châu Âu gặp khó khăn trong tháng 7/2022 khi nhu cầu toàn cầu yếu đi và các lệnh phong toả Covid-19 của Trung Quốc làm chậm sản xuất, qua đó làm tăng thêm lo ngại về việc các nền kinh tế đang rơi vào suy thoái.

Chỉ số PMI  của S&P Global cho khu vực đồng Euro đã giảm từ 52.1 trong tháng 6 xuống 49.8 trong tháng 7, rớt mốc 50 lần đầu tiên kể từ tháng 6/2020.

Dữ liệu cũng cho thấy vào ngày thứ Hai là chỉ số PMI Caixin/Markit đã lùi từ mức 51.7 trong tháng trước xuống 50.4 trong tháng 7, thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.

Hợp đồng dầu Brent và dầu WTI trong tháng 7 đã ghi nhận 2 tháng giảm liên tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2020, khi lạm phát tăng và lãi suất cao hơn làm tăng lo ngại về khả năng suy thoái sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters lần đầu tiên kể từ tháng 4/2022 đã hạ dự báo giá dầu Brent bình quân trong năm 2022 xuống 105.75 USD/thùng, giá dầu WTI giảm xuống 101.28 USD/thùng.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, dự kiến nhóm họp vào ngày 03/08 để đưa ra quyết định về sản lượng dầu của tháng 9/2022.

Ngày 02/08 nguồn tin của OPEC+ trong cuộc thăm dò của Reuters cho biết mức tăng nhẹ trong tháng 9 sẽ được thảo luận tại cuộc họp ngày 03/8. Phần còn lại cho biết sản lượng có thể được giữ ổn định.

Cũng gây áp lực lên giá dầu là sự gia tăng sản lượng dầu của Libya, đạt 1.2 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 800,000 thùng/ngày vào ngày 22/7, sau khi dỡ bỏ lệnh phong toả đối với một số cơ sở khai thác dầu.

Sản lượng dầu của Mỹ cũng tiếp tục tăng. Số giàn khoán dầu của nước này đã tăng 11 giàn trong tháng 7, tăng kỷ lục tháng thứ 23 liên tiếp, dữ liệu từ Baker Hughes cho thấy.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan