fbpx

Kinh tế thế giới hiện tại qua 10 đồ thị

Fed đã bắt đầu chiến dịch tăng lãi suất được cho là mạnh tay nhất kể từ giữa những năm 2000. Sau khi tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm hôm 16/3 và ám chỉ còn 6 lần tăng nữa trong năm nay, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát đang quá cao, thị trường lao động quá nóng và ổn định giá là “điều kiện tiên quyết” với ngân hàng trung ương Mỹ khi ứng phó áp lực giá lớn nhất 40 năm.

Biểu đồ “dot plot” – gồm các dấu chấm thể hiện kỳ vọng của các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) về lãi suất tại một thời điểm nào đó – tại cuộc họp ngày 15 – 16/3.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tháng 2 tăng mạnh do giá hàng hóa tăng cao. PPI tháng 2 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và 0,8% so với tháng 1.

Đồ thị trên là diễn biến PPI và PPI loại trừ yếu tố thực phẩm và năng lượng tại Mỹ (so với cùng kỳ năm trước) qua các năm.

Các nhà nhập khẩu Mỹ, căng thẳng vì chuỗi cung ứng toàn cầu thắt chặt, đang tăng tiền trả cho các hợp đồng vận tải biển dài hạn – mà chưa chắc chúng đã được thực hiện đúng hẹn – bởi họ đang tìm mọi cách giúp đảm bảo sản phẩm của họ được giao. Sự bùng nổ lực cầu hàng hóa do ảnh hưởng từ Covid-19 đẩy giá vận tải biển hợp đồng và giao ngay lên cao kỷ lục – khiến vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác tốn kém hơn 11 lần so với thời trước đại dịch.

Đồ thị trên mô tả 3 liên minh chiếm đến 80% công suất vận tải container đường biển trên thế giới. Đơn vị: triệu TEU.

Nga là một cường quốc về hàng hóa, sản xuất và xuất khẩu lượng lớn nguyên liệu cho thế giới. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đang làm gián đoạn nguồn cung những hàng hóa quan trọng này, gián tiếp đẩy chi phí lên cao.

Sản lượng dầu của Nga có thể giảm khoảng 25% trong tháng 4, tạo ra cú sốc nguồn cung lớn nhất nhiều thập kỷ khi các bên mua né tránh dầu của Nga, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết. Sản lượng của Nga có thể giảm 3 triệu thùng/ngày, càng khiến thị trường vốn đã thắt chặt vì lực cầu phục hồi hậu đại dịch Covid-19 thêm khó khăn.

Đồ thị trên cho thấy Liên minh châu Âu và Trung Quốc là bên mua chính của dầu thô Nga.

Ngân hàng trung ương Pháp cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đang ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này, tạo ra bất ổn cao khiến khó dự báo lạm phát hay tác động đến đà phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Biểu đồ tăng trưởng GDP Pháp qua các năm (so với cùng kỳ năm trước). Số liệu năm 2022, 2023 và 2024 là ước tính theo hai kịch bản suy giảm và bình thường.

Số liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm làm dấy lên tranh luận trong giới phân tích để tương thích số liệu đó với những chỉ báo cơ bản vốn đang cho thấy bức tranh yếu hơn nhiều. Một số số liệu danh nghĩa tốt từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc không được hỗ trợ khi đi sâu vào chi tiết, một số kinh tế gia chỉ ra.

Đồ thị trên phản ảnh tăng trưởng đầu tư tài sản cố định và tăng trưởng sản xuất xi măng tại Trung Quốc qua các năm.

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda cam kết tiếp tục chính sách kích thích bất chấp lạm phát còn tăng, không vội tham gia làn sóng bình thường hóa lãi suất trên thế giới. Cơ quan này giữ nguyên lãi suất và chương trình mua tài sản, hạ dự báo về nền kinh tế với lý do là tác động từ Covid-19.

Trong ảnh là diễn biến PPI và CPI (không gồm thực phẩm tươi) của Nhật Bản qua các năm.

Ngân hàng trung ương 5 quốc gia châu Phi khả năng cao tăng lãi suất trong vài tuần tới để kiểm soát áp lực lạm phát đang nguy cơ kéo dài. 7 quốc gia châu Phi dự báo giữ nguyên lãi suất để đánh giá ảnh hưởng từ cú sốc nguồn cung từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

Lạm phát tại Argentina tháng 2 tăng nhanh nhất một năm, vượt dự báo và thách thức mục tiêu chính phủ nước này đặt ra cho năm nay trong thỏa thuận sơ bộ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Bài viết liên quan