fbpx

OPEC+ ‘khôn’ hay ‘dại’ khi chơi trò chờ đợi giữa bão táp của trường dầu mỏ?

OPEC +, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác bao gồm cả Nga, trong cuộc họp vào thứ Năm tuần trước (31/3) đã nhất trí nâng sản lượng dầu trong tháng 5 thêm 432.0900 thùng/ngày, cao hơn chút ít so với mức tăng 400.000 thùng/ngày trước đó. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng mức bổ sung 32.000 thùng/ngày này chỉ phản ánh những thay đổi về cách thức mà nhóm này tính toán dựa trên mức sản lượng cơ sở của mình, hay nói cách khác là OPEC+ đang chơi trò “chờ đợi ăn tiền”.

Trong khi các quốc gia nhập khẩu dầu có thể sẽ thất vọng vì OPEC + đã không hành động nhiều hơn nữa để giảm bớt áp lực lên giá dầu thô, có lẽ động thái hợp lý nhất đối với nhóm này là kiên định với lộ trình đã thỏa thuận và chờ xem mọi thứ diễn ra như thế nào giai đoạn xung đột Nga – Ukraine và đại dịch như hiện nay.

Trong gian đoạn bình thường, dầu thô chịu nhiều yếu tố tác động cạnh tranh khác nhau, và việc cân bằng giữa cung và cầu ở mức giá được cả người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận đã là một thách thức đáng kể.

Nhưng lúc này không phải là thời điểm bình thường, khi có một loạt các yếu tố định hình thị trường đều đang trở nên rất không chắc chắn.

Trong số rất nhiều vấn đề đang diễn ra, đáng chú ý nhất lúc này là quyết định của Tổng thống Mỹ, Joe Biden, về việc giải phóng 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR). Kế đến là những tổn thất chưa được xác định do sự giảm cung dầu thô và các sản phẩm dầu của Nga (khối lượng chưa xác định). Cũng không thể bỏ qua tác động từ việc Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới – đang thực hiện biện pháp phong tỏa chống Covid-19.

Trong bối cảnh nhiều vấn đề xảy ra cùng lúc như vậy, người ta đã nói rất nhiều đến việc OPEC+ không thể đạt được mục tiêu sản xuất của chính mình chứ chưa nói đến tăng thêm. Song bên cạnh đó, cũng có những thông tin khuấy đảo thị trường rằng nguồn cung dầu thô không thực sự khan hiếm như nhiều thông tin đã đưa. Tóm lại, thị trường đang tiếp nhận một mớ những thông tin đầy mâu thuẫn.

Về lý thuyết, việc Mỹ xuất kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) sẽ khiến giá dầu giảm. Nhưng điều đó trên thực tế không hề đơn giản.

Trong vấn đề này, cũng có một câu hỏi đặt ra là liệu SPR của Mỹ có thể thực sự cung cấp 1 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 6 tháng hay không? Với một số nhà phân tích thì con số đó cao hơn nhiều so với mức sản lượng tối đa của họ.

Và ngay cả khi có thể đạt được khối lượng đó, thì hành động như vậy sẽ làm SPR của Mỹ giảm xuống khoảng 300 triệu thùng. Theo một bài phân tích của RBC Capital Markets thì con số đó rất gần với mức 315 triệu thùng mà Mỹ cần phải tích trữ để đáp ứng yêu cầu có tương đương 90 ngày nhập khẩu ròng dầu mỏ, theo quy định của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Điều này có thể có nghĩa là khi Mỹ xuất kho dầu SPR như thông báo mới nhất, “họ sẽ không còn có SPR nào nữa”, và kết thúc của động thái này sẽ là giá dầu tăng mà Mỹ không còn dụng cụ nào trong tay để kiềm chế nữa, theo RBC.

OPEC+ khôn hay dại khi chơi trò chờ đợi giữa bão táp của trường dầu mỏ? - Ảnh 1.

Mỹ vừa quyết định xuất lượng dầu dự trữ chiến lược nhiều nhất từ trước tới nay.

Yếu tố Nga và Trung Quốc

Điều gì đang xảy ra đối với hoạt động xuất khẩu dầu và sản phẩm của Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra do nước này thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine? Đây là một vấn đề chứa đựng rất nhiều điều không chắc chắn.

Mặc dù xuất khẩu năng lượng đến nay gần như vẫn được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, nhưng rõ ràng việc các nhà nhập khẩu tự trừng phạt (tự động ngừng nhập khẩu dầu Nga) ít nhất cũng sẽ làm gián đoạn dòng chảy, đặc biệt là các nhà máy lọc dầu của châu Âu – vốn đang phải tranh giành nhau để tìm các giải pháp thay thế.

Nga cung cấp tới 5 triệu thùng dầu thô/ngày và khoảng 2 triệu thùng sản phẩm dầu/ngày, chủ yếu cho người mua ở châu Âu và châu Á. Toàn bộ tác động của việc tự xử phạt, khó khăn trong thanh toán, khó khăn về bảo hiểm và khó khăn trong vận chuyển có thể chỉ trở nên rõ ràng từ tháng 4 trở đi.

Xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 3 dường như vẫn ổn định, với dữ liệu từ công ty tư vấn dữ liệu Kpler ước tính xuất khẩu đạt 4,45 triệu thùng/ngày, chỉ giảm nhẹ so với 4,6 triệu thùng/ngày của tháng Hai.

Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy các dòng chảy đang thay đổi. Châu Âu nhập khẩu 2,06 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm so với 2,97 triệu thùng/ngày của tháng 2, trong khi châu Á nhập khẩu 1,84 triệu thùng/ngày trong tháng 3, tăng so với mức 1,39 triệu thùng/ngày của tháng 2.

Yếu tố Trung Quốc cũng thể hiện sự không chắc chắn, khi việc phong tỏa chống Covid-19 đang diễn ra ở một số thành phố lớn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu và tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong khi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có thể vẫn ổn định, điều đó lại có thể ảnh hưởng đến cán cân sản phẩm dầu toàn cầu, với việc Trung Quốc hiện có khả năng cho phép xuất khẩu nhiên liệu tinh chế nếu tiêu thụ trong nước giảm.

Những vấn đề của thị trường dầu càng thêm phức tạp khi có những tác động khác liên quan đến địa chính trị, như: khả năng đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran; sự trở lại của Venezuela đối với thị trường dầu mỏ; và căng thẳng giữa Mỹ và đồng minh, trước tiên là Saudi Arabia.

Phần lớn các bài bình luận về sự căng thẳng Mỹ và Saudi Arabia liên quan đến việc quốc gia Trung Đông này kiểm soát công suất dầu thô dự phòng khá lớn, theo đó người ta coi Mỹ là “nạn nhân” khi Saudi Arabia không tăng cung dầu thô. Trong khi đó, người ta ít nhắc tới những mặt hàng khác, chẳng hạn như lúa mì và ngô – những mặt hàng mà nguồn cung cấp toàn cầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine, vì cả hai nước đều là nhà xuất khẩu ngũ cốc quan trọng.

Nếu Saudi Arabia – quốc gia vốn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu lương thực, phải chuyển sang các nhà cung cấp khác, thì lợi thế sẽ chuyển sang phía Mỹ, vì nước này là một trong số ít các nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn còn có khả năng duy trì xuất khẩu bình thường vào lúc này.

Nói chung, tác động tổng thể của tất cả những ảnh hưởng kể trên sẽ bộc lộ trong những tuần tới, khiến quyết định tuân theo kế hoạch đã thống nhất của OPEC+ được xem là một cuộc chơi an toàn. Nhưng cuối cùng nhóm cũng sẽ phải lựa chọn một con đường, và phải quyết định xem liệu mức giá dầu cao mà hiện họ đang được hưởng có xứng đáng để bù đắp cho cuộc suy thoái toàn cầu không thể tránh khỏi do giá năng lượng cao gây ra hay không.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan