fbpx

Phố Wall thường thế nào khi Fed bắt đầu tăng lãi suất?

Chỉ số S&P 500 đang có một khởi đầu năm mới tồi tệ nhất kể từ lúc bị bán tháo đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng nổ. Giới đầu tư đang phải đối mặt với kịch bản Fed tăng lãi suất sau kỳ họp của cơ quan này vào ngày 16/3.

Trong hai năm qua, thị trường chứng khoán đã nỗ lực để vượt khỏi bóng đen của một trong những đại dịch tồi tệ nhất 100 năm qua, bên cạnh đó là một trong những cuộc bầu cử tổng thống gây chia rẽ nhất trong lịch sử Mỹ, đến nỗi quốc hội Mỹ đã bị tấn công bởi chính những người không hài lòng với kết quả bầu. Hiện tại, thử thách lại đến từ châu Âu với tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine và lạm phát tăng liên tục, cao nhất nhiều thập kỷ. 

Với việc Fed chuẩn bị tăng lãi suất, hãy cùng nhìn nhận liệu chỉ số S&P 500, vốn đã tăng tới 90% kể từ thời điểm đáy 23/3/2020, có đang “mất đà” ở thời điểm hiện tại.

Dưới đây những phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ trước mỗi đợt tăng lãi suất của Fed. 

Lịch sử các lần tăng lãi suất

Lịch sử cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ thường phải đối mặt với nhiều bất ổn sau mỗi lần lãi suất được nâng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa đà tăng của thị trường bị hoàn toàn loại bỏ. Trên thực tế, trong 8 lần tăng lãi suất trong quá khứ, chỉ số S&P 500 thường tăng cao hơn trong khoảng thời gian 1 năm sau mỗi đợt điều chỉnh đó, theo LPL Financial. 

cats68-2715-1647332848.jpg
Diễn biến S&P 500 qua các lần tăng lãi suát của Fed.

Tình hình các lĩnh vực

Trong vòng ba thập kỷ qua, Fed đã thực hiện 4 chu kỳ tăng lãi suất. Không lần nào có ảnh hưởng quá xấu tới các thị trường chứng khoán. Và công nghệ, lĩnh vực rung lắc mạnh trong thời gian đầu của năm 2022 trước thông tin Fed đẩy mạnh việc tăng lãi suất, thường là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tốt, với mức tăng gần 21%, theo Strategas Securities. Nhưng nhìn chung, chưa có một lĩnh vực nào “xuất sắc” hơn phần còn lại trong cả 4 lần tăng lãi suất nói trên. 

Thế khó giữa cú sốc giá dầu

Vậy điều gì là thách thức cho đà tăng trưởng hiện tại? Giá dầu tăng cao đi liền với việc nâng lãi suất. Fed đang phải đối mặt với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” với việc giá dầu liên tục tăng cao, và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine như “đổ thêm dầu vào lửa”. Các cú sốc giá dầu chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giảm tốc kinh tế trong những năm giữa thập niên 70, những năm đầu thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước. Nhưng nhiều cuộc suy thoái khác, ví dụ như sau vụ khủng bố 11/9 vào năm 2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, lại không bắt nguồn từ việc giá dầu tăng cao đột biến. 

1x-1-2-3499-1647332849.png
Tương quan giá dầu và lãi suất tại Mỹ.

Bất ổn giữa nhiệm kỳ

Có một thử thách khác trong năm nay mà các nhà đầu tư phải đối mặt: cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Lợi nhuận thị trường thường giảm xuống trước những sự kiện này, nguyên nhân xuất phát từ tâm lý không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử và hệ quả của quá trình thay đổi chính sách. Nhưng thị trường chứng khoán thường có sự tăng trưởng mạnh vào cuối năm.

Những năm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thường chứng kiến thị trường chứng khoán có sự giảm điểm mạnh, với mức giảm bình quân hơn 17%, theo LPL Financial. 3 quý đầu năm diễn ra cuộc bầu giữ giữa nhiệm kỳ thường là 3 quý xấu nhất trong suốt một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm tại Mỹ. 

3 quý đầu năm diễn ra cuộc bầu giữ giữa nhiệm kỳ thường là 3 quý xấu nhất trong suốt một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm tại Mỹ.
3 quý đầu năm diễn ra cuộc bầu giữ giữa nhiệm kỳ thường là 3 quý xấu nhất trong suốt một nhiệm kỳ tổng thống 4 năm tại Mỹ.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan