fbpx

Quảng Ninh: Hoàn thiện thể chế để thu hút vốn FDI

Đón nhiều làn sóng đầu tư

Một trong những lĩnh vực được tỉnh Quảng Ninh quan tâm là cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút được nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là đối với dự án có nguồn vốn FDI.

Theo ông Hoàng Trung Kiên – Trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh: từ đầu năm đến nay đã tiếp xúc, làm việc với gần 30 lượt nhà đầu tư. Trong đó, điển hình là Ban đã làm việc với Công ty Iris Ohyama (Nhật Bản) nghiên cứu triển khai đầu tư dự án điện gia dụng, tủ lạnh; Tập đoàn Amata, Công ty TNHH Toyota Tsusho và Công ty Aapico Hitech PCL (Thái Lan) nghiên cứu triển khai đầu tư dự án Tổ hợp Smart City Móng Cái và các dự án sản xuất công nghiệp ô tô; Công ty TNHH VSIP Hải Phòng nghiên cứu triển khai đầu tư dự án hạ tầng KCN; Tập đoàn BYD (Trung Quốc) nghiên cứu triển khai đầu tư dự án về lĩnh vực chế biến, chế tạo; làm việc với Công ty Jinsung Hitec Co., Ltd (Hàn Quốc) nghiên cứu đầu tư dự án Jinsung Hitec Vina…

Đặc biệt, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, với sự hỗ trợ, cam kết của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Jinko Solar đã quyết định lựa chọn Quảng Ninh đầu tư 2 dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao tại KCN Sông Khoai. Dự án thứ nhất có tên gọi Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD và dự án thứ 2 là Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam, có tổng vốn đầu tư gần 400 triệu USD. Đây là 2 dự án có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất được đầu tư trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay, kỳ vọng sẽ tạo ra những dư địa phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp.

Công ty TNHH sản xuất bột mì Vimaflour vừa đưa vào sử dụng 6 robot bốc hàng, với năng suất đạt 1.000 tấn/ngày (ảnh báo Quảng Ninh)

Ngoài 2 dự án cấp mới tiêu biểu nói trên, tỉnh Quảng Ninh cũng ghi nhận thêm nhiều dự án FDI tăng vốn đầu tư, như: Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng, xe đạp điện của Công ty TNHH Multi-Sunny Việt Nam (10 triệu USD); Nhà máy Lioncore Việt Nam của Công ty TNHH Công nghiệp Lioncore Việt Nam (30 triệu USD); Dự án Haiyun Việt Nam của Công ty TNHH Hải Vận (10 triệu USD); Dự án Nhà máy may tại khu nhà xưởng tiêu chuẩn số 2 của Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt Việt Nam (8 triệu USD); Dự án Jingsung Hitec Vina Co.,Ltd của Công ty TNHH Jinsung Vina (trên 13 triệu USD).

Chưa xứng với tiềm năng

Hiện nay việc thu hút FDI đã, đang đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của Quảng Ninh. Mặc dù vậy, việc thu hút vốn FDI vào tỉnh vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Theo lãnh đạo BQL KKT Quảng Ninh: 2 năm đương đầu với đại dịch COVID -19, thu hút FDI tại Quảng Ninh vẫn đạt được sự tăng trưởng đáng khích lệ. Theo đó, năm 2020, tỉnh thực hiện cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 45 dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tổng mức đầu tư đăng ký 24.109 tỷ đồng, tăng 55,5% so với năm 2019.

Dự kiến đến hết năm 2021, thu hút FDI cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng gần 2,5 lần so với cả năm 2020 (589 triệu USD).Bên cạnh những huận lợi, việc thu hút FDI tại tỉnh thời gian qua cũng vẫn còn những tồn tại, bất cập. Trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, như: Thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài chưa theo kịp yêu cầu phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn hạn chế; chất lượng, hiệu quả thu hút chưa đạt kỳ vọng…

Trong đó có 28 dự án FDI, vốn đăng ký 526,2 triệu USD, tăng 84,5% so với năm 2019. Bước sang năm 2021, dù dịch COVID -19 vẫn có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên, 9 tháng năm 2021, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận thu hút 8 dự án đầu tư FDI mới và điều chỉnh tăng vốn cho 4 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,076 tỷ USD, tăng 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh: Theo Kế hoạch 377-KH/TU, Quảng Ninh đã xây dựng một số chỉ tiêu thu hút đầu tư FDI trong giai đoạn 2021-2025, 2025-2030. Cụ thể như: Vốn đăng ký giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 2,5-3 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 khoảng 3-4,5 tỷ USD. Vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 1,5-2 tỷ USD; giai đoạn 2026-2030 khoảng 2-3 tỷ USD. Cùng với đó, đến năm 2025, tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng trên 50% và 100% vào năm 2030 so với năm 2018. Tỷ lệ nội địa hóa bằng mức trung bình của cả nước (đạt mức 30% vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030); tỷ trọng lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 87,5% (trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 50,8%); năm 2030 đạt trên 90%.

Nhìn vào chỉ tiêu phấn đấu này, có thể thấy quyết tâm rất lớn của Quảng Ninh trong đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI vào tỉnh. Đồng thời, cũng sẽ tạo ra những “áp lực” không nhỏ, để các cấp, ngành, địa phương không thể bằng lòng với những kết quả đạt được, mà luôn phải đưa ra những giải pháp mới, mang tính đột phá, để gia tăng dòng vốn đầu tư FDI vào tỉnh, địa phương mình.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn chia sẻ: Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 kéo dài, số lượt đoàn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm trước. Để thu hút dòng vốn đầu tư FDI, tỉnh đã tập trung các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến; chủ động kết nối, mời gọi với các doanh nghiệp đầu tư FDI đã đầu tư thành công tại Việt Nam… Cùng với đó, để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp, trong đó có khối FDI, tỉnh đã, đang triển khai có hiệu quả nhiều chỉ số cải cách. Quảng Ninh hiện là địa phương duy nhất dẫn đầu cả nước cùng lúc ở cả 4 Chỉ số (PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI).

“Quảng Ninh đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách mới để thu hút vốn FDI hiệu quả hơn. Trong đó, xác định rõ phương châm là chuyển từ “thu hút bằng mọi giá” sang “thu hút có chọn lọc”; từ “thu hút thụ động” sang “thu hút chủ động”; từ “thu hút dựa trên hiệu quả tài chính và quy mô dự án” sang “thu hút dựa trên hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường”. Qua đó, nhằm gia tăng hiệu quả những đóng góp của khối FDI vào sự phát triển của tỉnh theo hướng bền vững”

Theo bà Somhatai Panichewa – TGĐ công ty cổ phần Amata Việt Nam cho biết: Ngay từ những ngày đầu đến nghiên cứu tại Quảng Ninh, Amata đã xác định đây là dự án lớn nhất mà Tập đoàn triển khai tại Việt Nam. Tập đoàn Amata dự kiến sẽ tiếp tục phát triển thêm một số KCN trên địa bàn tỉnh, thông qua việc hợp tác với những nhà đầu tư lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan để kéo các nhà đầu thứ cấp lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này về. Một trong những bước đi mới thực hiên cam kết của Tập đoàn Amata với Quảng Ninh đó chính là việc kêu gọi và mời hợp tác với 2 nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc./.

Cơ hội đón đầu làn sóng hợp tác

Letou Research là một công ty đặc biệt chuyên nghiên cứu và tạo báo cáo về các thị trường và ngành ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực các nước nói tiếng Trung. Điều này sẽ giúp ích cho các cá nhân và tổ chức có ý định mở rộng đầu tư sang các kênh nước ngoài nắm được tình hình, số liệu và triển vọng của điểm đến đầu tư của mình.

Chúng tôi hiểu được bản chất của kiến thức tại các địa phương khi làm kinh doanh xuyên biên giới. Letou sẽ giúp bạn xây dựng các chiến lược đúng đắn để thiết lập các chi nhánh mới, hợp nhất và mua lại hoặc tìm kiếm các mối quan hệ phù hợp ở thị trường điểm đến. Ngoài ra chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn rủi ro, điều tra về các đối tác tiềm năng nhằm giúp đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc hợp tác.

Địa chỉ website: 

letouresearch.com

findenchina.com

Finden China là một công ty thuộc Letou Research International Limited, một nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu thông tin được đăng ký tại Hong Kong và có trụ sở ở Việt Nam, cung cấp các dịch vụ thẩm định điều tra với phân tích các công ty và cá nhân Trung Quốc. Chúng tôi cam kết giúp khách hàng có được thông tin chính xác, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh.

Các dịch vụ công ty chúng tôi:

Thông tin công ty ở Trung quốc, Hồng Kông, Đoài Loan.

Xác minh giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ do được chính quyền cấp tại Trung Quốc, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan.

Chúng tôi kiểm tra lý lịch đối tác kinh doanh bao gồm thông tin lý lịch cá nhân, lịch sử học vấn, các vấn đề thuế, vay nợ tín dụng, lịch sử phá sản, quyền sở hữu và chức vụ trong các công ty tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma cao.

Thông tin liên hệ:

findenchina.com

Email: [email protected]

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan