fbpx

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao ngay. Đến nay các nền kinh tế châu Á khác cũng đang nỗ lực xây dựng các sàn giao dịch điện riêng và thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Nền tảng Enechain cho phép doanh nghiệp theo dõi giá điện mà họ đang sử dụng theo thời gian thực. Ảnh: Nikkei Asia

Mới đây, sàn giao dịch điện trực tuyến Enechain của Nhật Bản đã huy động được 5 tỉ yen (32 triệu đô la) từ một nhóm nhà đầu tư gồm 17 công ty thương mại, năng lượng và khí đốt của Nhật Bản và quỹ đầu tư Soros Capital Management của tỷ phú Mỹ George Soros.

Nhóm các nhà đầu tư – bao gồm công ty năng lượng Nhật Bản JERA, Tokyo Gas, Kansai Electric Power và Chubu Electric Power Group, Osaka Gas và Mitsubishi Corp hiện nắm giữ khoảng 14% cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Trang Nikkei Asia nói rằng nền tảng Enechain tạo thuận lợi cho giá bán buôn và giúp các nhà bán lẻ điện nhỏ cạnh tranh.

Chốt trước giá điện, ổn định nguồn cung

Enechain thành lập năm 2019, đây là thời điểm phá vỡ các nguyên tắc hay quy định cứng nhắc ở Nhật Bản kể từ Thế chiến 2. Enechain điều hành nền tảng kết nối các nhà sản xuất điện và các nhà bán lẻ, phân phối điện Nhật Bản. Hiện hơn 250 công ty sử dụng sàn giao dịch này. Nền tảng cung cấp chức năng trực quan hóa các mức giá cả hợp lý trên thị trường và chức năng phân phối giúp hoàn tất một giao dịch.

Các công ty cũng sẽ tự mình thực hiện các giao dịch trên sàn, nhằm cải thiện tính thanh khoản và minh bạch, đồng thời tăng tiêu chuẩn định giá của sàn. Một số công ty có kế hoạch yêu cầu công ty bán lẻ điện trực thuộc mua điện từ nền tảng Enechain.

Nhật Bản đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ điện vào năm 2016, giúp công ty mới tham gia bán hàng dễ hơn. Nhưng trong khi các công ty điện lực lớn vận hành các nhà máy điện riêng thì những công ty mới nổi này phải mua điện từ thị trường bán buôn. Phần lớn nguồn cung đến từ Sàn giao dịch điện lực Nhật Bản (JEPX), nơi giá cả biến động mạnh theo giá nhiên liệu, khiến các công ty nhỏ gặp bất lợi.

Các nhà bán lẻ điện thường định giá theo hợp đồng trung và dài hạn với người tiêu thụ. Nhà bán lẻ gặp rủi ro lỗ nặng nếu không kiểm soát được giá mua và bán điện. Khi giá cả tăng vọt vào năm 2022 sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, một số nhà bán lẻ điện ở Nhật Bản đã phá sản hoặc rút khỏi ngành, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng với khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Giao dịch JEPX thường diễn ra trên thị trường giao ngay, nơi giá có thể biến động mạnh tùy thuộc vào các yếu tố như giá nhiên liệu. Việc trao đổi giao dịch cũng gặp khó do thiếu nguồn cung.

Lợi thế của sàn giao dịch Enechain là chủ yếu sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, vốn không được sử dụng nhiều trên JEPX. Các hợp đồng được giao dịch trước từ một tháng đến một năm trước khi giao hàng, cho phép người mua chốt trước chi phí điện trong tương lai và đạt được sự ổn định cao hơn về nguồn cung. Các công ty cũng có thể theo dõi mức giá mà họ phải trả theo thời gian thực, có bức tranh rõ nét về xu hướng thị trường.

Enechain đặt mục tiêu tăng gấp 10 lần lượng điện được giao dịch trên nền tảng trong ba năm tới, đạt 500 tỉ kWh mỗi năm, tương đượng khoảng 60% nhu cầu điện chung của toàn Nhật Bản.

Trong khi đó, mặc dù sàn Japan Exchange Group và sàn European Energy Exchange đều chấp nhận các hợp đồng điện tương lai của Nhật Bản, khối lượng giao dịch năm ngoái vẫn thấp hơn 10% so với thị trường giao ngay. Những nỗ lực tự do hóa thị trường điện ở Nhật Bản vẫn chậm hơn khoảng một thập niên so với châu Âu. Chính phủ vẫn chưa đưa ra các biện pháp bình ổn giá cả để giảm rủi ro nguồn cung.

Đa dạng các sàn giao dịch điện

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao ngay.

Các nền kinh tế châu Á khác cũng đang nỗ lực xây dựng các sàn giao dịch điện riêng. Năm 2022, Trung Quốc công bố mục tiêu thành lập thị trường điện quốc gia vào năm 2025, giảm dần các loại trợ cấp tiền điện, mở đường cho việc buôn bán điện năng nội tỉnh và giữa các tỉnh. Hai sàn giao dịch điện năng được thành lập ở Bắc Kinh và Quảng Châu được dành cho các thương vụ cấp quốc gia và giữa các tỉnh, các trung tâm giao dịch tỉnh phụ trách các hợp đồng mua bán nội tỉnh. Các sàn đều dành ưu tiên cho năng lượng tái tạo.

Hôm 15-4, Malaysia đã thành lập sàn giao dịch năng lượng Energy Exchange Malaysia (Enegem) nhằm thúc đẩy xuất khẩu năng lượng tái tạo xuyên biên giới. Sàn sẽ thực hiện đấu giá thí điểm để xuất 100MW sang Singapore trên mạng lưới truyền tải sẵn có. Các bên tham gia đấu giá phải có giấy phép sản xuất và bán lẻ điện năng cho thị trường điện Singapore.

Sàn giao dịch điện Hàn Quốc và Singapore đã sớm hình thành cách đây khoảng 20 năm. Trong khi đó, Philippines hiện duy trì thị trường bán sỉ điện tại chỗ

https://vietstock.vn/2024/05/san-giao-dich-dien-no-ro-thu-hut-nha-dau-tu-775-1185169.htm

Bài viết liên quan