fbpx

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh, Nasdaq chạm đáy 2022

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch 26/4 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trước những quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022.

Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,95% còn 12.490,74 điểm, thấp nhất 52 tuần. Chỉ số này tiếp tục chìm sâu vào thị trường giá xuống, hiện đang thấp hơn 23% so với đỉnh. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tiếp tục có một phiên giảm mạnh 809,28 điểm, tương đương 2,4%, xuống 33.240,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,8% còn 4.175,2 điểm.

Trong tháng 4, chỉ số S&P 500 giảm tổng cộng 7,8%. Nasdaq giảm 12,2% và Dow Jones giảm 4,2%.

Trái ngược với phiên giao dịch trước đó, cổ phiếu công nghệ đánh mất vị thế trụ đỡ thị trường. Nhà đầu tư không cần chờ đợi kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp công nghệ lớn như Microsoft và Alphabet trước khi ồ ạt bán tháo cổ phiếu. Ho lo ngại rằng sẽ có nhiều sự kiện giống như trường hợp của Netflix hồi tuần trước.

“Tỷ lệ lời/lỗ của các cổ phiếu công nghệ lớn không còn đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư”, theo Dan Niles, nhà sáng lập kiêm quản lý danh mục tại Satori Fund chia sẻ trong chuyên mục “TechCheck” của CNBC. “Tôi dự báo tỷ lệ này sẽ giảm xuống đối với nhiều doanh nghiệp”.

Giá cổ phiếu của Microsoft và Alphabet đều giảm hơn 3% trước khi báo cáo lợi nhuận của họ chính thức được công bố. Một số công ty lớn khác như Meta, Amazon và Apple đều giảm điểm. Báo cáo lợi nhuận của họ sẽ được công bố trong tuần này.

Giá cổ phiếu của Netflix giảm 5,5% xuống ngưỡng thấp nhất năm. Tuần trước, Netflix mất 35% giá trị vốn hóa chỉ trong một ngày sau khi công ty thông báo sự sụt giảm lượng người dùng.

Tâm lý lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày một lan rộng. Nhà đầu tư cũng quan ngại về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Về cuộc xung đột tại Ukraine, một quan chức Nga cho biết mối đe dọa về một cuộc chiến tranh hạt nhân là có thật. Bên cạnh đó, lạm phát tại Mỹ đang tác động tiêu cực tới nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân.

“Có nhiều mối lo về tăng trưởng kinh tế”, theo Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group. “Trung Quốc là một khách hàng lớn của các công ty công nghệ Mỹ. Nhưng quan ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế số 2 thế giới là không nhỏ”.

Giá cổ phiếu của Tesla, sở hữu nhà máy tại Thượng Hải và coi Trung Quốc là thị trường trọng điểm, giảm tới 12,2%. Giá cổ phiếu của công ty này cũng chịu không ít áp lực sau khi tỷ phú Elon Musk chốt mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.

Cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất chip giảm mạnh nhất trong nhóm Nasdaq Composite. Nvidia giảm 5,5% và AMD giảm 6,1%.

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng giảm điểm trong phiên giao dịch 26/4. Giá cổ phiếu của General Electric giảm 10,3% trong khi Boeing giảm 5%.

Cổ phiếu ngành ngân hàng cũng không mang lại nhiều tín hiệu tích cực khi lợi suất trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm rơi xuống ngưỡng thấp hơn 2,8%. Giá cổ phiếu của Wells Fargo giảm 2,7%. Bank of America giảm gần 2,3%.

DALE BUSINESS ANALYST GALLEN CAPITAL

Bài viết liên quan