fbpx

Thị trường ngày 27/1: Giá dầu vượt ngưỡng 90 USD/thùng, vàng giảm hơn 1%

BASEL MARKETS – Chốt phiên giao dịch ngày 26/1 giá dầu lần đầu tiên vượt ngưỡng 90 USD/thùng kể từ năm 2014 do căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukaina leo thang, vàng giảm hơn 1%, quặng sắt tăng hơn 3%, đậu tương cao nhất trong 7 tháng.

Dầu vượt ngưỡng 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014

Giá dầu chạm mức 90 USD/thùng lần đầu tiên trong 7 năm, được hỗ trợ bởi nguồn cung hạn hẹp và căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina ngày càng tăng.

Chốt phiên giao dịch 26/1, dầu thô Brent tăng 1,76 USD hay 2% lên 89,96 USD/thùng, sau khi vượt ngưỡng 90 USD lần đầu tiên kể từ tháng 10/2014. Dầu WTI tăng 1,75 USD hay 2% lên 87,35 USD/thùng.

Nga tập trung hàng nghìn quân ở biên giới Ukraina, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh. Giá năng lượng tăng do lo ngại nguồn cung khí đốt của Nga sang Châu Âu có thể bị gián đoạn. Nga cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken cho biết Mỹ sẽ đảm bảo nguồn cung năng lượng toàn cầu không bị gián đoạn nếu Nga thực hiện tấn công Ukraina.

Căng thẳng địa chính trị toàn cầu đã bổ sung lo lắng về một thị trường năng lượng vốn đã khan hiếm. OPEC+ khó khăn đáp ứng mục tiêu sản lượng hàng tháng sau khi cắt giảm mạnh trong năm 2020 và Mỹ thiếu hơn 1 triệu thùng so với mức sản lượng kỷ lục hàng ngày.

Trong khi đó, nhu cầu vẫn mạnh, cho thấy tồn kho có thể sụt giảm tiếp. OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 2/2 để xem xét tăng sản lượng.

Tồn kho của Mỹ tăng 2,4 triệu thùng trong tuần trước, so với dự đoán sụt giảm vừa phải. Dự trữ xăng tăng lên mức cao nhất trong gần một năm.

Các sản phẩm dầu đã lọc của Mỹ – một thước đo nhu cầu lại tăng vọt, cho thấy mức trung bình 4 tuần là 21,2 triệu thùng/ngày.

Vàng giảm hơn 1%

Giá vàng tiếp tục sụt giảm do USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Jerome Powell báo hiệu sự chuyển hướng rời khỏi các biện pháp hỗ trợ kinh tế trong thời kỳ đại dịch, sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 tới.

Vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.818,66 USD/ounce sau khi giảm khoảng 1,8% xuống mức thấp nhất một tuần tại 1.815,06 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2 đóng cửa giảm 1,2% xuống 1.829,70 USD/ounce.

Bạc giảm 1% xuống 23,59 USD/ounce.

Đồng tăng

Giá đồng tăng do các nhà đầu tư đặt cược ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không tăng lãi suất quá nhanh, cho phép tăng trưởng kinh tế và nhu cầu kim loại tiếp tục tăng.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 1,6% lên 9.955 USD/tấn.

Cục dự trữ liên bang Mỹ dự kiến báo hiệu kế hoạch nâng lãi suất trong tháng 3 khi họ tập trung vào việc chống lạm phát.

Tâm trạng lạc quan đã nâng đỡ các thị trường chứng khoán, trong khi giá dầu chạm 90 USD/thùng lần đầu tiên trong 7 năm do căng thẳng giữa Nga và Ukaina.

Tại Trung Quốc, hợp đồng đồng đóng cửa tăng 1,3% lên 70.730 CNY(11.192USD)/tấn.

Tuy nhiên, các dấu hiệu nhu cầu giao ngay trong ngắn hạn tại Trung Quốc không khả quan.

Quặng sắt Đại Liên tăng hơn 3% do lo ngại nguồn cung

Quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 3%, bởi lo ngại về nguồn cung khi các thương gia nhận được báo cáo nhập khẩu giảm.

Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 3,4% lên 776 CNY (122,79 USD)/tấn sau khi chạm mức 776,50 CNY, cao nhất kể từ ngày 13/10/2021.

Tại Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 3 tăng 0,6% lên 138,1 USD/tấn, xóa đi mức giảm ban đầu.

Lo lắng về nguồn cung đã thúc đẩy giá quặng sắt phục hồi trong tháng này khi Trung Quốc tăng cường các nỗ lực nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại của quốc gia này.

Các công ty khai thác mỏ lớn Fortescue Metals Group, BHP Group và Rio Tinto đã cảnh báo về gián đoạn nguồn cung do tình trạng thiếu hụt lao động khi Australia đối mặt với các trường hợp nhiễm biến thể Omicron tăng vọt.

Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe xuất sang Trung Quốc tăng lên 138 USD/tấn, mạnh nhất kể từ ngày 7/9/2021, theo công ty tư vấn SteelHome.

Các nhà phân tích cho biết hiện tượng thời tiết La Nina đã phát triển ở Thái Bình Dương trong năm thứ hai liên tiếp có nghĩa là lượng mưa nhiều hơn và nhiều xoáy lốc ở Australia, nơi mùa bão thường kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Australia chiếm 60% lượng quặng sắt nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Brazil là nguồn cung lớn thứ hai chiếm thị phần 20%.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,4%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,2%. Thép không gỉ giảm 0,5%.

Cao su Nhật Bản kết thúc chuỗi giảm giá kéo dài 3 ngày

Giá cao su Nhật Bản kết thúc chuỗi giảm giá kéo dài 3 ngày, sau khi xuống mức thấp nhất 4 tuần trong phiên trước, do các nhà đầu tư săn giá hời trước khi Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố chính sách.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2,1 JPY lên 239 JPY (2,1 USD)/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải giao tháng 5 tăng 45 CNY lên 14.360 CNY (2.273 USD)/tấn. Hợp đồng này cũng tăng vọt từ mức thấp nhất 4 tuần đã đạt được trong phiên trước.

Thị trường cao su không quan tâm tới báo cáo triển vọng kinh tế yếu hơn của Quỹ tiền tệ quốc tế, giảm dự báo kinh tế đối với Trung Quốc, Mỹ và kinh tế toàn cầu.

Đường giảm

Đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,29 US cent hay 1,5% xuống 18,49 US cent/lb. Đường đã giảm trong 3 phiên trước.

USD giữ ở dưới mức cao nhất 2,5 tuần, khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này gồm đường đắt hơn cho các nhà đầu tư ở ngoài nước Mỹ.

Các đại lý cho biết các nhà đầu cơ vẫn đứng ngoài lề sau khi giảm mạnh vị thế mua vào.

Dự kiến thị trường đường toàn cầu dư thừa nhẹ chưa tới 0,6 triệu tấn trong niên vụ 2021/22 nhờ sản lượng tăng tại Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Châu Âu và Mexico.

Đường trắng kỳ hạn tháng 3 giảm 4,2 USD hay 0,8% xuống 499,8 USD/tấn.

Cà phê robusta thấp nhất 2,5 tháng

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 1 US cent hay 0,4% lên 2,389 USD/lb, đóng cửa phiên trước giá tăng 2,1%.

Thị trường cà phê arabica phải vật lộn phá vỡ mức kháng cự 2,5 USD. Nhưng vấn đề chuỗi cung ứng và bảng cân đối kế toán chặt chẽ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá ở trên mức 2,2 USD trong ngắn hạn.

Citi dự kiến thị trường cà phê toàn cầu dư thừa nhẹ 1,1 triệu bao cho niên vụ 2022/23 nhưng cảnh báo rằng mưa quá nhiều gần đây tại Brazil và Colombia có thể thắt chặt cán cân thị trường trong tương lai.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 19 USD hay 0,8% xuống 2.218 USD/tấn, trước đó giá đã giảm xuống 2.211 USD, thấp nhất trong 2,5 tháng.

Đậu tương tăng lên mức cao nhất 7 tháng, ngô mạnh trong khi lúa mì giảm

Đậu tương trên sàn giao dịch Chicago tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng, do lo ngại về vụ thu hoạch của Nam Mỹ và do thị trường dầu thô và dầu cọ tăng vọt.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 32-3/4 US cent lên 14,4 USD/bushel, cao nhất đối với một hợp đồng được giao dịch nhiều nhất kể từ ngày 17/6/2021.

Thời tiết khô hạn tại các khu vực sản xuất chủ chốt của Brazil và Argentina củng cố giá đậu tương, các nhà phân tích đã cắt giảm triển vọng sản lượng và xuất khẩu của họ.

Ngô tăng do dự báo thời tiết tiếp tục khô tại nhiều nơi của Nam Mỹ. Ngô CBOT kỳ hạn tháng 3 tăng 7 US cent lên 6,27 USD/bushel.

Nhu cầu xuất khẩu của Mỹ được cải thiện đã củng cố giá ngô cùng với những lo ngại về gián đoạn vận chuyển từ khu vực Biển Đen nếu căng thẳng giữa Nga và các nước Phương Tây về Ukraina leo thang.

Lúa mì giảm mạnh do chốt lời, thoái lui từ mức cao nhất hai tháng được thiết lập trong phiên trước. Lúa mì đỏ cứng vụ đông giao tháng 3 đóng cửa giảm 18-3/4 US cent xuống 8,15-3/4 USD/bushel.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 27/1

Thị trường ngày 27/1: Giá dầu vượt ngưỡng 90 USD/thùng, vàng giảm hơn 1% - Ảnh 1.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan