fbpx

USD ngày 5/1 quay đầu giảm, vàng tăng, Bitcoin được kỳ vọng chiếm thị phần của vàng

BASEL MARKETS – USD giảm giá trong ngày 5/1 sau dữ liệu cho thấy thị trường việc làm của Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi biên bản kỳ họp tháng 12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tìm kiếm thêm dấu hiệu về thời điểm Fed bắt đầu nâng lãi suất.

Theo Báo cáo Việc làm Quốc gia ADP, số việc làm trong lĩnh vực tư nhân của Mỹ tháng 12 đã tăng 807.000 việc, cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng là tăng 400.000 việc, mặc dù số ca nhiễm COVID-19 có thể làm chậm lại đà tăng trưởng của thị trường việc làm Mỹ sau tháng 12.

Theo đó, chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 5/1 theo giờ Việt Nam giảm 0,368% so với phiên liền trước, chủ yếu do đồng euro tăng 0,43% lên 1,1333 USD. Đồng yên Nhật ở cùng thời điểm tăng 0,31% so với đồng bạc xanh lên 115,79 JPY/USD, trong khi bảng Anh được giao dịch ở mức 1,3564 đô la, tăng 0,24%, lên cao nhất kể từ ngày 9 tháng 11, do kỳ vọng ngày càng tăng về việc số ca nhiễm Omicron gia tăng cũng sẽ không ngăn được Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng tới. Đồng bảng Anh đã tăng giá khoảng 2,7% so với USD trong khoảng một chục ngày giao dịch kể từ ngày 20/12.

Đồng đô la đã tăng gần 3% kể từ cuối tháng 10/2021 nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tuần này tăng, trước khi sụt giảm trở lại trong ngày 5/1/2022 vì kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay. Theo CME FedWatch Tool, 60% những người tham gia thị trường nhận định Fed sẽ nâng lãi suất thêm ít nhất 25 điểm cơ bản trong lần tăng đầu tiên sắp tới này.

“Theo một quan điểm phổ biến, tiền tệ, giống như chứng khoán, đã chứng kiến ​sự nổi lên của ‘những nơi trú ẩn an toàn thực sự’. Đây là một phần và cốt lõi của sự thay đổi mà chúng ta đang thấy đối với Fed về sự xoay trục chính sách mới và có lẽ là cả sự không chắc chắn xung quanh vấn đề tốc độ tăng trưởng – có thể liên quan đến việc COVID kìm hãm nền kinh tế”, Colin Stewart, người phụ trách thị trường khu vực Châu Mỹ tại Quant Insight ở New York, cho biết.

“Trong cả hai loại tài sản, còn tiềm ẩn rất nhiều điểm yếu và sự không chắc chắn – có thể làm thay đổi xu hướng giá trị. Chúng tôi đang thấy có nhiều tín hiệu thị trường tiền tệ mới nổi tăng giá mạnh hơn so với tiền tệ của những nền kinh tế phát triển, và cũng thấy tín hiệu tiền tệ của các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh sẽ tăng mạnh hơn so với những đồng tiền trú ẩn an toàn”, ông Stewart cho biết thêm.

Sự tăng giá gần đây của đồng bạc xanh có thể là lý do dẫn tới một số thái độ thận trọng trong gần suốt phiên 5/1, trước khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 12 – có thể cung cấp thông tin chi tiết về mức độ tích cực của ngân hàng trung ương Mỹ trong việc tăng lãi suất.

Biên bản họp của Fed cho thấy mức độ nhạy cảm gần đây của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đối với lạm phát và việc họ sẵn sàng hành động. Những người tham gia thị trường ngày càng tin rằng Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 3 tới, chứ không phải tháng 5 như dự đoán trước đây.

John Marley, CEO của Forexxtra, một công ty tư vấn tiền tệ có trụ sở ở London: “Biên bản của Fed mang lại một số thông tin về sự xoay trục chính sách của Fed, và có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho Fed – được cho là quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại – là sẽ tăng lãi suất bao nhiêu lần, tốc độ tăng có giảm dần hay không, và bảng cân đối tài sản sẽ giảm như thế nào”.

Các nhà phân tích của Standard Chartered cho biết thêm rằng: “Nếu việc cắt giảm kích thích đã kết thúc cách đây vài tháng, chúng tôi nghĩ Ủy ban Thị trường mở của Fed (FOMC) sẽ tăng lãi suất chính sách bởi tỷ lệ thất nghiệp không cao hơn nhiều so với mục tiêu dài hạn của Fed và lạm phát cốt lõi và lạm phát… ở mức khá cao”.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, Neel Kashkari, hôm 4/1 nói rằng ông dự kiến ​​ngân hàng trung ương Mỹ cần tăng lãi suất hai lần trong năm nay để giải quyết tình trạng lạm phát cao liên tục kéo dài, đảo ngược quan điểm lâu nay của chính ông rằng lãi suất sẽ cần phải giữ ở mức 0 cho đến ít nhất là năm 2024.

Bất chấp sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, các nhà đầu tư coi biến thể này không có khả năng làm trật bánh nền kinh tế toàn cầu hoặc dẫn tới các hành động mạnh mẽ hơn của các ngân hàng trung ương, với các nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ nhập viện do biến thể Omicron thấp hơn so với các biến thể trước.

Trên thị trường tiền điện tử, đồng Bitcoin ngày 5/1 dao động quanh biên độ khoảng 2.000 USD. Thời điểm giá thấp nhất trong ngày, 45.798 USD, rơi vào giữa buổi sáng, trong khi thời điểm giá cao nhất trong ngày, 46.993 USD rơi vào cuối chiều cùng ngày, và kết thúc ngày 5/1 theo giờ Việt Nam ở mức 46.367 USD.

Ngân hàng Goldman Sachs mới đây cảnh báo Bitcoin sẽ chiếm một phần thị phần của vàng trong năm 2022, khi tiền kỹ thuật số được chấp nhận rộng rãi hơn.

Diễn biến giá Bitcoin ngày 5/1.

Giá vàng phiên vừa qua hưởng lợi từ việc đồng USD yếu đi và lo ngại về sự lây lan nhanh của biến thể Omicron, trong khi nhà đầu tư vàng chuyển trọng tâm chú ý sang vấn đề lạm phát trước khi Fed công bố biên bản cuộc họp, bởi lạm phát đã tăng mạnh trong 6 tháng qua và chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.

Giá vàng giao ngay kết thúc ngày 5/1 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 1.822,43 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 2 tăng 0,5% lên 1.822,60 USD, theo số liệu của Basel Markets.

Jim Wyckoff, một người cao cấp, cho biết: “Lạm phát giá trở thành vấn đề đang trở thành vấn đề lớn khi giá các tài sản cứng như hàng hóa thô, bao gồm cả kim loại quý đều tăng”.

Tuy nhiên, mặc dù vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát quá mức, nhưng lãi suất của Mỹ sắp tăng có thể làm giảm sức hấp dẫn của vàng vì khi đó sức hấp dẫn của vàng vốn không mang lại lãi suất sẽ bị giảm sút so với tiền.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan