fbpx

USD, vàng và Bitcoin đồng loạt tăng

USD tăng mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu giá tiêu dùng cao hơn dự kiến, cho thấy ngân hàng trung ương nước này có thể sẽ tích cực hơn trong việc chống lại lạm phát đang quá nóng.

Bộ Lao động Mỹ cho biết CPI của nước này tháng 1/2022 đã tăng 0,6% so với tháng 12/2021 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 2/1982 và là tháng thứ 4 liên tiếp tăng vượt 6% so theo năm.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt của Mỹ – tăng 0,38% sau thông tin này, bởi dữ liệu trên cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng 3 tới, với khả năng mức tăng sẽ lên tới 50 điểm cơ bản.

Kathy Lien, Giám đốc điều hành của BK Asset Management cho biết: “Thị trường đang thay đổi nhận định bởi dữ liệu lạm phát là điều mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua”.

“Cuối cùng, chúng ta đón nhận một con số rất cao”, “Việc xác nhận rằng lạm phát của chúng ta đã trở nên nóng có nghĩa là tất cả đều phải thắt chặt tiền tệ”, Kathy Lien cho biết, nhưng thêm rằng: “Tôi vẫn nghĩ họ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm”.

Đồng USD phiên vừa qua tăng so với hầu hết các đồng tiền đối tác, nhất là yen Nhật.

So với đồng euro, USD tăng 0,34% lên 1,1383 USD, trong khi đồng yên Nhật lao dốc 0,70% so với đồng bạc xanh, xuống 116,30 JPY.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư khi tỏ ra lo ngại hơn về lạm phát và sẵn sàng thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn những tuyên bố trước đây, khiến đồng euro tăng lên mức cao nhất trong ba tuần, là 1,1483 USD. Cùng thời điểm đó, yen Nhật chạm mức thấp nhất 1 tháng so với USD, bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho biết họ sẽ can thiệp vào thị trường bằng cách chào mua không hạn chế trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm với mức lợi suất 0,25%.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm – thường di chuyển theo kỳ vọng lãi suất – đã tăng 12,5 điểm cơ bản, lên 1,473%. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm có thời điểm tăng lên trên 2,0%, trước khi giảm nhẹ về 1,998%.

Trước đó tại châu Âu, ngân hàng trung ương Thụy Điển đã giữ nguyên kế hoạch chính sách tiền tệ và nhấn mạnh quan điểm rằng lạm phát gia tăng chỉ là tạm thời. Khi đó, lập trường ôn hòa của Riksbank đã khiến đồng đô la Mỹ có lúc tăng hơn 1% so với các đồng tiền đối tác chủ chốt. Riêng với crown Thụy Điển, USD có lúc tăng 1,73% lên 9,28 crown/USD.

Đồng đô la Australia, được coi là một đại diện của các tiền tệ rủi ro cao, lúc kết thúc ngày 10/2 theo giờ Việt Nam đã tăng 0,3% lênc 0,72025 AUD, trong khi đô la New Zealand cũng tăng nhẹ.

Bảng Anh sáng 10/2 giảm 0,04% sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát, song hồi phục ngay sau đó. So với euro, bảng tăng lên 84,15 pence.

Đồng bảng Anh đã giao dịch trong trạng thái không ổn định trong những tuần gần đây giữa bối cảnh triển vọng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh có vẻ xấu đi.

USD, vàng và Bitcoin cùng tăng trong ngày 10/2 - Ảnh 1.
Cập nhật tỷ giá các tiền tệ chủ chốt.

Thị trường tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi biến động mạnh trong ngày 10/2. Một số loại tiền của Mỹ Latinh giảm sau khi có dữ liệu lạm phát của Mỹ, nhưng sau đó tăng trở lại khi một số ngân hàng trung ương trong khu vực tiếp tục chu kỳ thắt chặt chính sách nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát và đi trước Fed trong chu kỳ này, trong đó có Mexico, Peru, Chile…

USD, vàng và Bitcoin cùng tăng trong ngày 10/2 - Ảnh 2.
Tỷ giá tiền Mỹ Latinh

Thị trường tiền tệ châu Á giao dịch thận trọng trong phiên 10/2, với rupiah Indonesia tăng nhẹ 0,1% trước khi ngân hàng trung ương nước này thông báo chính sách – dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở 3,5%. Tuy nhiên, hơn một phần ba số những người được khảo sát dự kiến lãi suất của Indonesia sẽ tăng ngay trong quý tới.

Đồng rupee Ấn Độ giảm 0,3% sau khi lãi suất cho vay chủ chốt của ngân hàng trung ương ngày 9/2 được giữ ổn định ở mức thấp kỷ lục, song lại gây bất ngờ cho thị trường khi giữ nguyên lãi suất huy động, trong khi một số nhà kinh tế dự đoán sẽ tăng.

Các đồng tiền chính khác trong khu vực – đồng ringgit Malaysia, won Hàn Quốc, baht Thái Lan và peso Philippines – tất cả đều vững hoặc nhích tăng nhẹ 0,05% so với đồng bạc xanh trong phiên này.

Nhân dân tệ Trung Quốc tăng giá do nhu cầu mạnh từ phía các doanh nghiệp. Trên thị trường giao ngay, đồng nhân dân tệ kết thúc ngày 10/2 tăng hơn 41 pip so với phiên trước đó, lên 6,3583 CNY.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin kết thúc ngày 10/2 theo giờ Việt Nam ở mức 45.500 USD, sắp kết thúc tuần tăng thứ 3 liên tiếp, mặc dù tiếp tục chuỗi ngày biến động mạnh.

USD, vàng và Bitcoin cùng tăng trong ngày 10/2 - Ảnh 3.
Giá bitcoin ngày 10/2.

Giá vàng tăng sau khi giá tiêu dùng của Mỹ tăng đột biến, làm tăng sức hấp dẫn của vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Tuy nhiên, dự đoán Fed sẽ tăng tốc nâng lãi suất hạn chế giá vàng tăng.

Theo đó, vàng giao ngay kết thúc ngày 10/2 theo giờ Việt Nam tăng 0,2% lên 1.836,08 USD/ounce, trước đó có lúc giá giảm 0,6% (ngay sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố dữ liệu lạm phát). Giá vàng kỳ hạn tháng 4 kết thúc ngày 10/2 giảm 0,1% xuống 1.834,30 USD.

Trong khi vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát tăng cao, thì việc tăng lãi suất sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng – vốn không mang lại lãi suất. David Meger, Giám đốc giao dịch kim loại thuộc High Ridge Futures cho biết: “Môi trường lãi suất tăng sẽ tác động đến thị trường vàng.

DALE BUSINESS ANALYTICS BASEL MARKETS

Bài viết liên quan